Tuyển sinh đầu cấp lớp 1, lớp 6 tại TP.HCM: Các mốc thời gian cần lưu ý
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1705/QĐ-TTg ngày 31.12.2024 phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, có mục tiêu tổng quát: "Đến năm 2030, giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á và đến năm 2045 đạt trình độ tiên tiến của thế giới".Chiến lược nêu mục tiêu cụ thể đến năm 2030 của từng cấp học. Ví dụ, ở mầm non, tỷ lệ huy động trẻ đến trường đạt 38% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 97% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo. Phấn đấu có 99,5% trẻ em mầm non đến trường được học 2 buổi/ngày; số trẻ em theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục đạt 35%.Phấn đấu tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 100%; có trên 65% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.Với giáo dục phổ thông, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi cấp tiểu học đạt 99,5%, cấp trung học cơ sở đạt 97%; tỷ lệ hoàn thành cấp tiểu học đạt 99,7%, trung học cơ sở đạt 99% và hoàn thành cấp trung học phổ thông đạt 95%; tỷ lệ chuyển cấp từ tiểu học lên trung học cơ sở đạt 99,5%, từ trung học cơ sở lên trung học phổ thông và các trình độ khác đạt 95%; 100% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày.Phấn đấu tỷ lệ phòng học kiên cố cấp tiểu học, cấp trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông đạt 100%; có 70% trường tiểu học, 75% trường trung học cơ sở và 55% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Với giáo dục ĐH, chiến lược nêu: số sinh viên ĐH/vạn dân đạt ít nhất là 260, tỷ lệ sinh viên ĐH trong nhóm độ tuổi 18 - 22 đạt ít nhất 33%, tỷ lệ sinh viên quốc tế theo học các chương trình giáo dục ĐH tại Việt Nam đạt 1,5%; tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ đạt ít nhất 40%.Về giáo dục thường xuyên: Phấn đấu tỷ lệ người biết chữ mức độ 1 trong độ tuổi từ 15 - 60 đạt 99,15%; trong đó tỷ lệ người biết chữ mức độ 1 trong độ tuổi từ 15 - 60 ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt 98,85%. Có 90% các tỉnh đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.Phấn đấu có 10 đơn vị hành chính tham gia vào Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu của UNESCO vào năm 2030.Chiến lược cũng nêu phải hoàn thiện thể chế, rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, các cơ chế, chính sách về GD-ĐT và các lĩnh vực có liên quan theo hướng khoa học, hiện đại, đồng bộ, liên thông, phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế và thực tiễn ở nước ta, tạo hành lang pháp lý hoàn chỉnh cho phát triển GD-ĐT. Xây dựng luật Nhà giáo; nghiên cứu đề xuất xây dựng luật Học tập suốt đời; rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung luật Giáo dục, luật Giáo dục ĐH và luật Giáo dục quốc phòng và an ninh.Hoàn thiện cơ chế, chính sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo theo hướng Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, huy động sự tham gia hiệu quả của toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo. "Rà soát, hoàn thiện các chính sách ưu đãi về đất đai, tín dụng và thuế đối với tất cả cơ sở giáo dục; tạo động lực thúc đẩy hợp tác và cạnh tranh bình đẳng trong mạng lưới cơ sở giáo dục công lập và tư thục, khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư phát triển giáo dục", chiến lược nêu.Mời bạn đọc xem toàn văn Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 TẠI ĐÂY.LEGO ra mắt ‘Friends Universe’ hướng đến game thủ nhí
Sau gần 20 năm giải nghệ, Ngọc Thúy thực hiện bộ ảnh đón năm mới, gây ấn tượng bởi vóc dáng thon thả cùng thần thái cuốn hút. Cựu người mẫu cho biết cô vẫn thường chụp ảnh với chồng con khi đón tết ở Mỹ và chụp ảnh áo dài xuân với bạn bè khi về quê nhà. Tuy nhiên đã lâu rồi cô mới quyết định thực hiện một bộ hình theo hơi hướng high fashion.Gần hai thập niên từ giã sự nghiệp người mẫu, người đẹp có chút lo lắng, e ngại khi làm người mẫu ảnh. Cô nói ban đầu bản thân lúng túng vì sợ quên cách tạo dáng. Tuy nhiên khi tiếng nhạc bật lên, dưới ánh đèn và ống kính, cô như được trở lại những giây phút thăng hoa của thời đỉnh cao.
Hội đã khơi dậy ý chí vươn lên cho thanh niên
Grand SF 2: Warriors được Cocky Buffalo, phối hợp cùng Liên đoàn Kick-boxing Việt Nam, The Grand Ho Tram Strip tổ chức. Sự kiện võ thuật Grand SF 2: Warriors có 7 cặp đấu, trong đó có 5 trận có sự xuất hiện của các võ sĩ Việt Nam. Trận đấu tâm điểm của sự kiện sẽ là màn thư hùng giữa Kiều Duy Quân và Zhou Haoran (Trung Quốc), ở hạng cân dưới 70 kg.Duy Quân đang được xem là ngôi sao mới trong làng võ thuật Việt Nam. Võ sĩ 22 tuổi sở hữu chuỗi 3 trận toàn thắng ở đấu trường kick-boxing chuyên nghiệp, trong đó có những chiến thắng ấn tượng trước các đối thủ quốc tế rất mạnh như “quái vật muay Hàn Quốc” Kwon Gi-seop, Zhang Zihao (Trung Quốc)… Trong khi đó, Zhou Haoran cũng mới 22 tuổi nhưng đã có bề dày kinh nghiệm thi đấu với 17 trận thắng sau 25 lần thượng đài. Điều này khiến cuộc chạm trán của Duy Quân và Zhou Haoran rất đáng được chờ đợi.Ở trận đấu dành cho nữ duy nhất tại sự kiện lần này, nhà vô địch kick-boxing châu Á 2024 Trần Võ Song Thương sẽ so tài với tay đấm kỳ cựu người Hàn Quốc Kim Ji-sun, ở hạng cân dưới 60kg. Một trận đấu khác cũng nhận rất nhiều sự quan tâm của giới chuyên môn, đó là cuộc chạm trán giữa Nguyễn Xuân Phương và Wu Chen Hao (Trung Quốc), ở hạng cân 63 kg. Cả hai võ sĩ đều đã có hơn 10 chiến thắng ở đấu trường chuyên nghiệp, nên hứa hẹn sẽ cống hiến một màn so găng với chất lượng chuyên môn rất cao.Mở màn cho sự kiện Grand SF 2: Warriors là trận đấu giữa Nguyễn Thành Đạt và Chankham Oathiphong, ở hạng cân 60 kg. Dù đã có 9 trận thắng sau 13 lần thượng đài, đại diện đến từ lò đào tạo No.1 Muay Club của “độc cô cầu bại” Nguyễn Trần Duy Nhất được dự báo gặp nhiều khó khăn khi đối thủ đến từ Thái Lan của anh đã có đến 63 chiến thắng, sau 85 trận chuyên nghiệp.Đại diện còn lại của Việt Nam là Hoàng Đình Mạnh sẽ gặp Kobayashi Asato (Nhật Bản). Ở 2 màn so tài còn lại, Seo Ji-myeong (Hàn Quốc) đối đầu Yuan Wu (Trung Quốc) còn Kwon Hyeon-woo (Hàn Quốc) đụng độ Niyomjit Pitsanu (Thái Lan).
Khi tiền đạo Lê Văn Thức băng xuống đối mặt cầu môn Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, bên cạnh anh là hai hậu vệ đang theo sát, còn phía trước là khung thành chỉ còn lại một khe rất hẹp. "Lúc đó em không nghĩ nhiều, chỉ dồn hết năng lượng vào lựa chọn duy nhất, đó là sút bóng. Phải cố gắng sút mạnh hết cỡ", thủ quân đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa nhớ lại.Văn Thức vung chân sút vào góc duy nhất, ở lựa chọn khả dĩ duy nhất. Bóng vào lưới, tạo thành bàn thắng duy nhất giúp Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa vượt qua Trường ĐH Công nghệ TP.HCM ở tứ kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO.Pha xử lý kiểu "nghĩ ít thôi, làm nhiều lên" của Văn Thức, cũng đại diện cho tinh thần của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa ở giải năm nay. Cứ chiến đấu, rồi đến đâu thì đến.Một chi tiết thú vị về Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa ở lễ khai mạc giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam. Đó là trong khi các đội (trừ đội đá trận khai mạc) chỉ mang một phần lực lượng đến diễu hành, thì Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa lại mang đến... cả đội. "Chúng tôi muốn tận hưởng không khí sân chơi bóng đá sinh viên. Tận hưởng từng giây phút, đắm mình vào từng trận đấu", HLV Nguyễn Công Thành chia sẻ. Sự hiện diện của đại diện Thanh Hóa ở vòng chung kết thực ra đã là bất ngờ. Ở trận play-off vòng loại phía bắc, thầy trò ông Công Thành phải đối đầu đương kim á quân Trường ĐH Thủy lợi. Gặp đội bóng mạnh nhất nhì sân chơi sinh viên, lại phải đá trên sân khách trước áp lực lớn của khán giả Thủy lợi, nhưng Văn Thức cùng đồng đội vẫn lầm lũi chiến đấu. Cầm hòa đối thủ 0-0 trong thời gian chính thức, rồi thắng loạt luân lưu. Đó là cách đá mang cái chất của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa: lì lợm như chiếc "xe tăng". HLV Công Thành và học trò đã mang nguyên vẹn tinh thần ấy đến với vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam. "Những gì diễn ra ở vòng loại đã thuộc về vòng loại. Chúng tôi tôn trọng mọi đối thủ. Các đội đã đến vòng chung kết đều mạnh cả. Chúng tôi có điểm mạnh riêng, đối thủ cũng vậy. Cả đội chỉ tâm niệm phải đá hết mình thôi", nhà cầm quân của đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa kể lại. Với tinh thần "đá đến đâu, hay đến đó", đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa cứ vượt qua từng khúc cua một. Đá chặt chẽ trong trận hòa đội Trường ĐH Văn Hiến trận ra quân, bung sức hạ đội Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM), kết thúc vòng bảng với cơn mưa bàn thắng cùng ĐH TDTT Đà Nẵng. Rồi đến khi Văn Thức cùng đồng đội hạ nốt Trường ĐH Công nghệ TP.HCM với tỷ số tối thiểu ở tứ kết để vào vòng 4 đội mạnh nhất, hình bóng ứng viên vô địch đã xuất hiện. Nòng cốt đội hình Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa rất mạnh, với Ngân Như Dũng, Nguyễn Văn Anh và Hà Lâm Thành từng ăn tập ở cấp độ U.19, còn thủ môn Thatsaphone Xaiyasone (người Lào) là ngoại binh chất lượng với thể hình ấn tượng và tâm lý vững vàng. Nhưng, đội bóng của HLV Nguyễn Công Thành không phụ thuộc vào cá nhân, mà chơi bằng tinh thần tập thể. "Ban huấn luyện luôn dặn các em phải đá bằng tinh thần tập thể, phải thúc đẩy nhau, nhìn nhau mà đá", HLV Công Thành kể lại. Tinh thần ấy được cầu thủ thấm nhuần, như chính chia sẻ khiêm tốn rằng chỉ cố gắng đóng góp một phần nhỏ bé vào thành công của tập thể mà "người hùng" Lê Văn Thức đã nói sau trận tứ kết. Trước khi hiệp 2 trận đấu với Trường ĐH Công nghệ TP.HCM bắt đầu, ông Thành dặn kỹ học trò, rằng "không thể trông cậy vào bất kỳ ai khác ngoài chính mình, nên hãy cố gắng sát cánh cùng nhau, bảo ban nhau". Không phải ngẫu nhiên, cả 6 bàn thắng mà Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa ghi được ở giải năm nay đều đến trong hiệp 2, trong đó có những bàn đến ở phút cuối. Đó là đấu pháp của đại diện khu vực phía bắc. Phòng ngự chặt chẽ, kiểm soát nhịp chơi, rồi chọn thời điểm tràn lên khi đối thủ đã xuống sức. Cách chơi này đòi hỏi tinh thần tập thể cao độ. Các cầu thủ đã thực sự dìu nhau vượt khó, để tiến đến bán kết.Trả lời câu hỏi "có nghĩ tiến xa được đến vậy không khi mới lần đầu dự giải", thủ quân Văn Thức của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa nói không. "Cả đội cứ nỗ lực chiến đấu thôi", Văn Thức khẳng định.HLV Nguyễn Công Thành cũng không đặt mục tiêu xa vời, mà chỉ dặn học trò cố gắng để chẳng có gì phải ân hận. Cứ tiến từng bước nhỏ, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã đến gần hơn với ngôi vương bóng đá sinh viên.
Trà Vinh: Xử lý chủ tài khoản Facebook nói ‘lì xì’ cho CSGT
Sáng 6.2, HĐND tỉnh Hòa Bình tổ chức kỳ họp thứ 25 khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Tại kỳ họp, HĐND tỉnh Hòa Bình đã thực hiện quy trình giới thiệu nhân sự và bầu chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026.Với số phiếu 53/53 (đạt 100%), bà Bùi Thị Minh, Phó bí thư Tỉnh ủy, được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình.Trước khi được bầu giữ chức vụ mới, bà Minh làm Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Hòa Bình. Ngày 5.2, bà Minh được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình bầu giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy.Người tiền nhiệm bà Bùi Thị Minh giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình là ông Bùi Đức Hinh, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, đã được HĐND tỉnh Hòa Bình bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh thay ông Bùi Văn Khánh xin nghỉ hưu trước tuổi.Cũng tại kỳ họp thứ 25, HĐND tỉnh Hòa Bình đã miễn nhiệm chức danh Trưởng ban, Phó trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh khóa XVII đối với ông Bùi Tiến Lực và bà Nguyễn Thu Hà; bầu Phó trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đối với bà Nguyễn Thu Hà với số phiếu tán thành 53/53, đạt 100%.HĐND tỉnh Hòa Bình cũng đã thông qua các nghị quyết về việc thành lập, tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; nghị quyết về việc quyết định biên chế công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước năm 2025; nghị quyết về việc kết thúc hoạt động Ban Dân tộc của HĐND tỉnh.